Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong những bảo tàng quân sự lớn và lâu đời nhất tại Việt Nam, với vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử quân sự của dân tộc.
Từ năm 2020, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị triển khai xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới trên diện tích 38,66 héc ta trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ngày 1/11, Bảo tàng cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 và mở cửa đón khách tham quan.
Với hàng vạn hình ảnh, hiện vật, kết hợp với nhiều giải pháp trưng bày hiện đại, khách tham quan được trải nghiệm sống động về lịch sử quân sự và truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang.
Điểm nhấn công trình là tháp Chiến Thắng, cao 45 mét, với ý nghĩa nước Việt Nam giành độc lập năm 1945. Tháp có hình các ngôi sao 5 cánh xếp chồng lên nhau. Lối vào tòa nhà trưng bày là không gian đại sảnh, nơi đây giới thiệu bảo vật quốc gia máy bay MiG-21 số hiệu 4324 bắn rơi 14 máy bay Mỹ, được trưng bày bằng giải pháp treo là điểm độc đáo thu hút khách tham quan.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã trực tiếp đi tham quan nghe giới thiệu tại khu tháp Chiến Thắng; tham quan hiện vật trưng bày khối lớn ngoài trời; khu vực đại sảnh tòa nhà chính; tham quan hiện vật trưng bày trong nhà.
Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đến thăm và làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Báo cáo Tổng Bí thư và đoàn công tác, Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết, thời gian tới trong giai đoạn 2, công trình tiếp tục triển khai trưng bày 8 chuyên đề, 7 sưu tập, 12 chuyên ngành quân sự; phục dựng công trình quân sự tiêu biểu; tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, không gian trải nghiệm ngoài trời, không gian sáng tạo, du lịch sinh thái, khu vui chơi trẻ em và khu dịch vụ cho khách tham quan.
Khi hoàn thành toàn bộ các hạng mục, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là thiết chế văn hóa đa năng, tổng hợp, đặc biệt quan trọng, tiêu biểu của Hà Nội và quốc gia; có quy mô lớn, hiện đại, tiên tiến; phản ánh toàn diện, sâu sắc về di sản văn hóa quân sự Việt Nam qua các thời đại.
Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Bí thư bày tỏ ấn tượng về không gian bảo tàng cùng các hiện vật phong phú đã thể hiện rất sinh động sự trưởng thành của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, minh chứng trong chiều nay đã có rất đông các tầng lớp nhân dân đến tham quan Bảo tàng.
Nhấn mạnh, đây chính là địa chỉ đỏ để học tập, nghiên cứu gắn liền với quá trình giữ nước vô cùng anh hùng của cha ông chúng ta, nhất là những chỉ đạo sáng suốt tài tình của Đảng ta trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
"Phải nhấn mạnh thêm vai trò của nhân dân trong các đường lối vì quân đội chúng ta là quân đội nhân dân, chiến tranh nhân dân, thế trận lòng dân, từ xưa đến nay tất cả những chiến thắng của cha ông ta nhờ sức mạnh từ nhân dân. Vấn đề nữa là nhấn mạnh thêm trách nhiệm quốc tế của quân đội ta.
Chúng ta mới nói những vấn đề hợp tác quốc tế, công tác đối ngoại của quân đội. Chiến lược của chúng ta là bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giải quyết tất cả những hậu họa nguy cơ từ trước bằng mưu trí, sự sáng tạo, không được để bị động bất ngờ", Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc.
Thời gian tới, để hoàn thiện đồng bộ bảo tàng theo đúng chủ trương đầu tư, đề cương chính trị, nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt và mục tiêu đầu tư đã được Thường vụ Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng xác định, Tổng Bí thư cũng yêu cầu các bộ ngành địa phương và TP Hà Nội tiếp tục tạo điều kiện Bộ Quốc phòng sớm hoàn thành các hạng mục đầu tư giai đoạn 2, phát huy hiệu quả giá trị của công trình lịch sử, văn hóa, là địa chỉ đỏ trong nghiên cứu, học tập, gìn giữ và phát huy truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Trước đó, lưu bút sổ Vàng lưu niệm tại đây, Tổng Bí thư viết: "Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một biên niên sự kiện bằng tài liệu, hình ảnh, hiện vật xuyên suốt chiều dài lịch sử ra đời, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.
Thật xúc động, vinh dự, tự hào vì được sống lại với khung cảnh rừng Trần Hưng Đạo năm xưa; gặp lại những đoàn dân công thồ gạo trên khắp nẻo đường Tây Bắc, những tấm áo trấn thủ của người lính Điện Biên, những Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam; những khẩu đại bác cheo leo sườn núi để cùng toàn dân, toàn quân trút đạn vào đầu thù, làm nên chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'; gặp lại trùng trùng điệp điệp những đoàn quân 'xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước' để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thấy non sông Việt Nam liền một dải, thấy trời cao, biển rộng; thấy sự trưởng thành, lớn mạnh, hiện đại của Quân đội Nhân dân Việt Nam; thấy sự tin tưởng, tự hào của Đảng, Chính phủ và Nhân dân đối với Bộ đội cụ Hồ và thấy 'Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân' trên mọi nẻo đường đất nước.
Tôi tin tưởng rằng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là địa chỉ đỏ, là không gian văn hóa đặc biệt để nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè khắp năm châu đến tham quan, tìm hiểu, học tập về truyền thống của đội quân bách chiến, bách thắng của dân tộc Việt Nam anh hùng".
Một số hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm và làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam:
Link: https://vov.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-to-lam-luu-giu-va-phat-huy-cac-gia-tri-lich-su-quan-su-cua-dan-toc-post1139661.vov
" alt=""/>Tổng Bí thư Tô Lâm: Lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử quân sự của dân tộc![]() |
Khác với concept chúc mừng sinh nhật ngày 25/2 của năm ngoái, sinh nhật tuổi 26 của Khánh Vân có nhiều ý nghĩa, đặc biệt là trong nhiệm kỳ Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Khánh Vân chọn ý tưởng nữ hoàng sắc đẹp cho bộ ảnh mừng tuổi mới, thể hiện thông điệp về sự trưởng thành. |
![]() |
Khánh Vân tâm sự: “Hơn một năm đương nhiệm Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Vân cảm nhận mình thay đổi rất nhiều, từ quan điểm sống đến cách nhìn nhận mọi thứ xung quanh. Những chuyến đi thiện nguyện, những chuyến công tác xa giúp Vân khám phá thêm vẻ đẹp Việt Nam và hiểu hơn về cuộc sống người dân”. Đó là lý do cô truyền tải năng lượng tích cực vào trong bộ ảnh này – vẻ đẹp của sự tự tin, năng động. |
![]() |
Khánh vân chia sẻ thêm, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2020 chỉ còn 2 tháng nữa sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm cô tập trung hết sức lực cho việc tập luyện và hoàn thiện những công tác chuẩn bị. |
![]() |
Nói về những áp lực, Khánh Vân cho biết cô rất thoải mái vì đã chuẩn bị sẵn tâm lý, sẵn sàng cho Hoa hậu Hoàn vũ 2020. |
![]() |
Khánh Vân đã sẵn sàng cho Hoa hậu Hoàn vũ 2020. |
![]() |
Quá trình tập luyện, chuẩn bị của Hoa hậu Khánh Vân cho Miss Universe 2020 sẽ được truyền tải thông qua series ‘Road To Miss Universe’ (Đường tới Hoa hậu Hoàn vũ) dự kiến lên sóng vào trung tuần tháng 3/2021. |
![]() |
Hoa hậu Hoàn vũ 2020 tổ chức tại Mỹ vào ngày 16/5 quy tụ hơn 60 quốc gia tham dự. Do tình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tại Mỹ, các thí sinh sẽ được lấy mẫu xét nghiệm thường xuyên và được BTC giữ an toàn tuyệt đối. Hiện BTC Hoa hậu Hoàn vũ 2020 vẫn chưa tiết lộ thành phố tổ chức cuộc thi. |
Hậu Lê
Đối với Khánh Vân, cô coi Lại Văn Sâm như ba của mình. Những dòng chia sẻ của người đẹp dành cho nam MC kỳ cựu nhận được sự chú ý của mọi người.
" alt=""/>Khánh Vân lộng lẫy, sắc sảo mừng 26 tuổi, chuẩn bị thi Hoa hậu Hoàn vũTrưởng ban Dân nguyện - bà Nguyễn Thị Thanh Hải - nói: Cử tri Hà Nội cho rằng việc Bộ GD-ĐT luôn thay đổi đề án thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh đại học làm ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh và học sinh. Cử tri đề nghị có giải pháp lâu dài để khắc phục những bất cập này.
![]() |
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thị Thanh Hải |
Cử tri một số tỉnh phản ánh rất bất bình trước hiện tượng gian lận trong thi cử xảy ra ở các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La và yêu cầu Bộ GD-ĐT cho biết trách nhiệm của Bộ trong vấn đề này cũng như các giải pháp khắc phục hậu quả.
Tiếp thu ý kiến cử tri, Bộ GD-ĐT cho biết đã tổ chức rà soát, đánh giá toàn bộ các khâu của quy trình tổ chức thi THPT quốc gia để hoàn thiện phương án tổ chức kỳ thi.
Ngày 4/12/2018, Bộ GD-ĐT đã ra thông báo nêu rõ kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ được giữ ổn định về phương thức tổ chức như năm 2017 và năm 2018. Đồng thời thực hiện một số điều chỉnh kỹ thuật trong quy trình tổ chức thi nhằm khắc phục triệt để hạn chế, bất cập, đặc biệt là hiện tượng gian lận, đảm bảo tổ chức kỳ thi được khách quan, an toàn, nghiêm túc.
Đối với công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2019, về cơ bản giữ nguyên phương án xét tuyển như năm 2017 và năm 2018.
Chưa nêu rõ trách nhiệm
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thanh Hải, một số Đoàn Đại biểu Quốc hội đánh giá cách trả lời, giải trình của Bộ GD-ĐT là chung chung, thiếu thuyết phục.
Cử tri các tỉnh đề nghị Bộ GD-ĐT cho biết trách nhiệm của mình trong quản lý Nhà nước và giải pháp khắc phục hậu quả trong các vụ việc gian lận thi cử xảy ra ở kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua tại các tỉnh, nhưng Bộ chủ yếu nêu những giải pháp điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
Về trách nhiệm của mình, Bộ chỉ nêu "Ngoài nguyên nhân thuộc trách nhiệm trực tiếp của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đối với việc tổ chức thi tại địa phương, còn có nguyên nhân thuộc trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong khâu ra đề thi và vai trò giám sát ở một số khâu tổ chức thi”.
“Như vậy, Bộ GD-ĐT chỉ trả lời rất chung, chưa nêu rõ trách nhiệm cụ thể của Bộ trong công tác quản lý Nhà nước của mình khi để xảy ra vụ việc gian lận thi cử lớn nhất từ trước đến nay” - bà Hải nhấn mạnh.
Theo bà Hải, trách nhiệm của Bộ trong việc ban hành các quy định về chấm thi, quản lý bài thi... chưa khoa học, còn sơ hở, chưa đảm bảo chặt chẽ, công khai nhưng đã không được thường xuyên rà soát, kiểm tra rút kinh nghiệm từ các kỳ thi trước.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức kỳ thi tại các địa phương còn hình thức, thiếu hiệu quả nên không chủ động phát hiện được sai phạm.
Ngoài ra, Bộ chưa nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ ban hành các quy định làm căn cứ để xử lý đối với kết quả thi của các thí sinh được nâng điểm..., nên còn lúng túng trong việc hướng dẫn các trường đại học xem xét kết quả của các thí sinh gian lận điểm thi.
Việc xử lý các cá nhân, tập thể của Bộ trong việc để xảy ra những tiêu cực nêu trên cũng không được nhắc đến trong các văn bản trả lời cử tri.
- Năm 2019, việc chấm thi môn Ngữ văn vẫn giao cho các Sở GD-ĐT dù năm 2018 đã từng xảy ra gian lận ở khâu này.
" alt=""/>Cử tri truy, Bộ Giáo dục chưa làm rõ trách nhiệm vụ gian lận thi cử